XÉT NGHIỆM PAP PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

2023-08-08

XÉT NGHIỆM  PAP PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ CỔ  TỬ CUNG

  1. Xét nghiệm PAP là gì ?

Xét nghiệm Pap, hay còn được gọi là xét nghiệm nhuộm phiến đồ tế bào theo papanicolaou, phết Pap Smear, phết cổ tử cung là xét nghiệm tầm soát những tổn thương tiền ung thư và ung thư tại cổ tử cung, được phát minh và đặt tên theo tên của bác sĩ lỗi lạc người Hi Lạp, Georgios Nikolaou Papanikolaou (1883-1962).

Xét nghiệm Pap được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi trong các tế bào cổ tử cung của bạn. Trong suốt quá trình làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ thu thập một mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt cổ tử cung. Mẫu này được đưa lên một tấm lam (phết Pap) hoặc trộn lẫn trong một dịch cố định (tế bào học trên dịch lỏng) và được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Các tế bào được kiểm tra nhằm tìm kiếm biến dạng có thể chỉ ra những thay đổi bất thường của tế bào, chẳng hạn như loạn sản hoặc ung thư cổ tử cung.

Virus gây u nhú ở người (human papillomavirus – HPV) là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Với phụ nữ trên 30 tuổi, xét nghiệm HPV có thể được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm Pap. Nếu bạn ở độ tuổi 26 hoặc trẻ hơn, bạn nên tiêm ngừa HPV để phòng tránh các bệnh lý liên quan đến loại virus này.

 

  1. Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm PAP?

Xét nghiệm Pap được dùng để tầm soát ung thư cổ tử cung và được thực hiện cùng với khám phụ khoa. Đối với những phụ nữ trên 30 tuổi, xét nghiệm này có thể kết hợp với xét nghiệm tìm virus gây u nhú ở người (HPV) – một bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục có thể gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về thời điểm thích hợp để bắt đầu xét nghiệm Pap và bao lâu bạn nên xét nghiệm một lần. Nhìn chung, các bác sĩ thường khuyên bạn:

  • Bắt đầu xét nghiệm Pap từ 21 tuổi và cứ hai năm hoặc ba năm xét nghiệm lại một lần.
  • Sau 30 tuổi, phết Pap nhìn chung được khuyến cáo thực hiện 3 năm một lần, hoặc 5 năm một lần khi phết Pap được kết hợp với xét nghiệm HPV.

Nếu có những yếu tố nguy cơ nhất định, bác sĩ có thể khuyên bạn nên làm phết Pap thường xuyên hơn, tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Những yếu tố nguy cơ bao gồm:

- Đã được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung hoặc phết Pap cho thấy có tế bào tiền ung thư;

- Phơi nhiễm với diethylstilbestrol (DES, là một estrogen tổng hợp, được dùng cho người bệnh có u nhạy cảm với hormon, như là ung thư vú) trước khi sinh;

- Nhiễm HIV;

- Hệ miễn dịch suy yếu do ghép nội tạng, hóa trị hoặc sử dụng corticosteroid (một loại thuốc kháng viêm mạnh) kéo dài.

Bạn và bác sĩ có thể thảo luận về những lợi ích và nguy cơ của xét nghiệm Pap và quyết định điều gì tốt nhất cho bạn dựa vào những yếu tố nguy cơ bạn đang có.

Nhìn chung, các tổ chức đều đồng ý bạn nên làm xét nghiệm Pap Smear lần đầu vào năm 21 tuổi.

Những phụ nữ chưa bao giờ quan hệ tình dục và những phụ nữ đã được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung nên thảo luận với bác sĩ về việc liệu họ có cần thực hiện xét nghiệm Pap thường quy hay không. Phết Pap vẫn thường được thực hiện trên những phụ nữ sau khi cắt tử cung hoàn toàn để điều trị tiền ung thư hay ung thư cổ tử cung.

III. Thực hiện xét nghiệm PAP ở đâu?

Trong gói dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên. Với phương pháp xét nghiệm PAP Smear giúp chị em chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác. Chị em có thể đợi biết kết quả ngay trong ngày.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giải phẫu bệnh cùng đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị y tế hiện đại tiên tiến, Khoa Giải phẫu bệnh lý - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên hứa hẹn sẽ là địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng tốt.

                                                                                                                                                                  KHOA GIẢI PHẪU BỆNH LÝ


Tin tức liên quan