Bài thuốc trị ho, sổ mũi chưa tới 3 ngày của mẹ Susu

2017-02-14

Susu 12 tháng tuổi, con gái Kim Thư (Giáo viên mầm non, quận 7, tp Hồ Chí Minh) thường xuyên bị sổ mũi, ho đàm tái đi tái lại nhiều lần. Hai má con bế nhau vào viện nhiều tới mức bác sĩ, y tá ở bệnh viện nhi đồng 1 quen cả mặt. Mỗi lần đi khám như thế uống thuốc tới cả nửa tháng nhưng chỉ qua tháng sau là bị lại.

Nói về những cách tự chữa bệnh tại nhà cho bé, Kim Thư chia sẻ rằng, trước đây, mỗi lần bé bị ốm là cô lại phát “hoảng” và cho bé uống thuốc tây y hoặc đi bác sĩ xin uống kháng sinh liền. Nhưng bây giờ thì đã “vững” hơn rất nhiều. Cùng với việc tham khảo các kinh nghiệm từ bạn bè, Kim Thư còn nghiên cứu thêm nhiều bài viết khoa học liên quan. Nhờ thế, đợt này, Susu bị sổ mũi, ho hắng nhưng cô đã tự chữa khỏi mà không cần dùng viên kháng sinh nào.

bé susu

Kim Thư chia sẻ nhật ký 3 ngày cùng con trị bệnh như sau:

Ngày 1: Chiều tối, Susu hắt hơi liên tục, có một vài tiếng ho. Đêm hôm đó bé không ngủ sâu, thở hơi khò khè, quấy khóc tới 3 lần. Má biết là con lại bắt đầu lại chu kỳ ốm. Má liền xoa luôn dầu Tràm – Khuynh diệp vào lòng bàn chân, ngực cho Susu.

Sáng sớm, Má nhớ hôm trước Nội gửi ít Tắc ra để dự phòng con ho, má chưa dùng và để trong tủ lạnh. Gừng gọt vỏ, thái lát. Xếp tắc, gừng vào tô lớn cùng đường phèn, mật ong, mang đi chưng cách thủy trong 30 phút. Để nguội, rồi cho Susu uống, 4 lần một ngày. Má còn nhớ bà nội dặn Quả Tắc (quất) có tác dụng tiêu đờm, giảm ho. Gừng tươi có tính ấm giúp bé giảm ho nhưng không nóng. Đường phèn, mật ong cũng rất tốt cho ho cảm ở trẻ.

Má rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho Susu. Trộm vía, ngày hôm đó con không ho nặng hơn, chưa bị nôn trớ khi ăn. Hy vọng đợt này con không dùng kháng sinh.

Ngày 2: Buổi sáng tỉnh dậy, má cho bé uống uống ít nước lọc ấm, sau đó uống luôn hỗn hợp tắc chưng nói trên. Khoảng 15 phút sau Susu bắt đầu ho, má để Susu ngả đầu vào vai vỗ phần lưng hai bên phổi, một lúc sau bé ói ra đờm. Mấy lần trước mình cứ cho Susu ăn ngay nên Susu bị ói cả thức ăn lên mũi. Lần này, con chỉ bị ói ra đờm. Cho Susu súc miệng nước muối và bắt đầu ăn sáng. Trộm vía, con ăn ngoan, không ói. Trong ngày, tiếp tục cho uống 3 lần nữa, vào lúc con đói, xa bữa ăn. Ban ngày, Susu vẫn thỉnh thoảng ho, nhưng không nôn trớ khi ăn. Đêm Susu ngủ chưa sâu nhưng đỡ trằn trọc hơn.

Ngày 3: Má lặp lại như ngày thứ 2, vẫn kiên trì rửa mũi, cho Susu uống hỗn hợp Tắc, Gừng chưng đường phèn. Hôm nay thì bé giảm ho hẳn, cả ngày chỉ có 3-4 tiếng ho nhẹ. Má an lòng hơn nhiều. 

Ngày 4: Bé không còn ho nữa. Mũi khô hoàn toàn. Chiều bé đã cười nói và bắt chuyện với mọi người. Nghe tiếng con ê a hớn hở mà lòng má mừng vui khôn xiết. Đêm đó, hai má con ngủ yên.

Hiểu rằng cơ địa trẻ nhỏ rất nhạy cảm, việc dùng thuốc tây hay kháng sinh không hợp lý sẽ rất có hại cho con nên Kim Thư kiên trì sử dụng các bài thuốc dân gian từ thảo dược. Kim Thư cho hay: “Dù bận tới đâu, mình vẫn cặm cụi làm Tắc chưng mỗi lần con bị ốm. Nhưng, không phải lúc nào cũng kiếm Tắc “sạch” Nội gửi. May thế nào mình được chị bạn cùng trường giới thiệu Siro ho-cảm của công ty dược sản xuất, công thức cũng giống như bài thuốc dân gian quất, gừng chưng đường phèn như mình vẫn làm cho con, ngoài ra còn có thêm húng chanh, mạch môn, cát cánh giúp tăng tác dụng giải cảm và tiêu đờm. Mình yên tâm hơn khi biết công ty đã chủ động cả vùng trồng các loại thảo dược này nên yên tâm về nguồn gốc sản phẩm lắm. Mình mua về cho con thử, con rất thích siro này. Tác dụng thậm chí còn tốt hơn tắc chưng mình tự làm. Thường sau 2-3 ngày là bé đỡ. Khi nào mà con bị nặng hơn, bác sĩ kết luận bị viêm thì mình cho uống kết hợp với kháng sinh, con nhanh khỏi ho, sổ mũi, nghẹt mũi hơn hẳn. Từ đó, mình cứ tin dùng siro này cho Susu.”

Ngoài hướng dẫn trên, Kim Thư cũng lưu ý các mẹ đặc biệt là các mẹ miền Nam nên chú ý giữ ấm cho con, dự trữ sẵn nước muối sinh lý, dầu tràm-khuynh diệp và siro ho-cảm thảo dược trong thời gian mùa mưa, không khí ẩm thấp như đợt này.