ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

2021-11-26

Đái tháo đường (ĐTĐ) đang là vấn đề y tế trên toàn thế giới nói chung và Việt nam nói riêng, với sự gia tăng số cas mắc ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Song hành với tình trạng gia tăng của bệnh ĐTĐ thì ĐTĐ thai kỳ (ĐTĐTK) cũng ngày càng được phát hiện nhiều hơn, với tỷ lệ 15% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới, Đông nam Á có 7,6% ở những thai phụ nguy cơ thấp, và 31,5% ở những thai phụ có nguy cơ cao. Tuy nhiên sự hiểu biết, quan tâm đến vấn đề này còn chưa thực sự đầy đủ. ĐTĐ thai kỳ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mẹ và em bé trước và sau khi sinh. Chính vì vậy phụ nữ mang thai và sau sinh cần trang bị kiến thức về ĐTĐ thai kỳ để có thể giúp mẹ và em bé luôn khỏe mạnh.

  1. ĐTĐ thai kỳ là như thế nào?

Là tình trạng rối loạn dung nạp Glucose được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Với khái niệm mới này mở rộng hơn và có thể làm tăng tỷ lệ ĐTĐ TK, mục tiêu để thày thuốc, thai phụ cần quan tâm hơn tầm soát tốt hơn tình trạng rối loạn dung nạp Glucose trong thời kỳ mang thai, hạn chế tối đa các tai biến, biến chứng cho mẹ và em bé sau này.

Chẩn đoán: xét nghiệm tầm soát ĐTĐ ở lần khám thai đầu tiên

Tiêu chuẩn chẩn đoán: Glucose đói >5,1 mmol/l

Sau ăn 1h > 10,0mmol/l

Sau ăn 2h > 8,5 mmol/l

Khuyến cáo nhấn mạnh việc đánh giá nguy cơ của ĐTĐTK ngay lần khám thai đầu tiên cho những thai phụ có nguy cơ. Nếu là nhóm nguy cơ cao nên thực hiện nghiệm pháp tầm soát sớm và nếu nghiệm pháp âm tính sẽ lặp lại khi tuổi thai 24 - 28 tuần.

  1. ĐTĐ thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến bà mẹ và em bé?

Tình trạng rối loạn dung nạp Glucose không được kiểm soát tốt ảnh hưởng rất nhiều đến mẹ và em bé

* Đối với mẹ:

Trong quá trình mang thai và sinh đẻ:

  • Thai to, quá trình sinh đẻ khó khăn, có thể phải can thiệp lấy thai
  • Tăng nguy cơ tăng HA, nhiễm độc thai nghén
  • Sảy thai, thai lưu, đẻ non
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Kiểm soát đường máu không tốt có thể tiến triển nặng dẫn tới hôn mê, tăng áp lực thẩm thấu, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng mẹ và em bé

Lâu dài:

           - Chuyển thành ĐTĐ thực sự

          - Nguy cơ ĐTĐ thai kỳ trong lần mang thai sau

Tóm lại: Thai phụ mắc ĐTĐTK có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, thai to phải mổ lấy thai. Về lâu dài, các thai phụ mắc ĐTĐTK tăng nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ type 2 và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch, biến chứng mạch máu nhỏ ảnh hưởng đến tim, thận, mắt.

*Đối với em bé:

    • Tăng nguy cơ dị tật
    • Tăng tỷ lệ bệnh lý chu sinh, hạ đường máu sơ sinh
    • Lâu dài: béo phì, ĐTĐ type 2
  1. Diễn biến của ĐTĐ thai kỳ sau sinh và những điều cần lưu ý:

Sau sinh có 6-10% ĐTĐTK chuyển ĐTĐ thực sự; và nguy cơ cao ĐTĐ thai kỳ chuyển thành tiền ĐTĐ và ĐTĐ type 2

Dự phòng: tầm soát tốt rối loạn dung nạp Glucose cho các đối tượng phụ nữ mang thai có nguy cơ cao; cần xét nghiệm, làm nghiệm pháp tăng đường máu để phát hiện sớm tình trạng rối loạn dung nạp Glucose, tránh để muộn, khi có triệu chứng rõ ràng thì tình trạng đã nặng, nhiều biến chứng.

Đối tượng mang thai có nguy cơ cao bao gồm:

  • Tuổi >25
  • Tiền sử gia đình (trực hệ) có người bị ĐTĐ
  • TS sản khoa nặng nề: nhiễm độc thai nghén, thai lưu, buồng trứng đa nang.
  • Tiền sử sinh con to > 4kg
  • Béo phì, tăng huyết áp

Khi phát hiện ĐTĐTK cần

  • Theo dõi đường máu tốt, điều chỉnh chế độ ăn, thuốc
  • Phối hợp chuyên khoa sản, nội tiết: tư vấn cho thai phụ có chế độ ăn, vận động thể lực, chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Theo dõi sau sinh: Phụ nữ ĐTĐTK sau sinh 6-12 tuần cần kiểm tra xét nghiệm lại tình trạng rối loạn dung nạp Glucose, ĐTĐ thực sự cần phải điều trị ngay, nếu chưa phải ĐTĐ cần phải kiểm tra định kỳ mỗi 3 năm/lần.