LOÃNG XƯƠNG

2023-01-06

  1. Định nghĩa:

 

Loãng xương là sự mất toàn vẹn về khối lượng và chất lượng của xương, từ đó làm ảnh hưởng đến sức mạnh của xương làm xương trở nên xốp, giòn hơn, hậu quả làm tăng nguy cơ gãy xương.

Sau 50 tuổi; cứ 3 người phụ nữ sẽ có 1 người được chẩn đoán là loãng xương, và tỉ lệ này ở nam giới là 10: 1.

Loãng xương được thống kê là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong do các bệnh không lây nhiễm hiện nay, đứng sau nhồi máu cơ tim và đột quị nãođược coi là kẻ giết người thầm lặng.

Hiện nay loãng xương đang trở thành gánh nặng của y tế và kinh tế trên toàn cầu.

II/ Nguyên nhân

 

  • Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến loãng xương. Sau 40 tuổi, tốc độ hủy xương sẽ lớn hơn tạo xương, và sự mất cân bằng này sẽ tăng dần theo tuổi của chúng ta.

Ngoài ra có 1 số yếu tố nguy cơ của bệnh như:

 

  • Phụ nữ độ tuổi mãn kinh hoặc kinh nguyệt không đều. Sự sụt giảm nội tiết tố mà cụ thể là estrogen làm ảnh hưởng đến chu chuyển xương và gây loãng xương.

 

- Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn không khoa học, thiếu hoặc mất cân bằng về dinh dưỡng đặc biệt là những chất có lợi cho xương khớp: vitamin D, canci. Ngoài ra những người có chỉ số khối cơ thể thấp( BMI) cũng có nguy cơ loãng xương nhiều hơn.

- Sử dụng 1 số thuốc gây mất canci như corticoid, thuốc đIều trị cường giáp, thuốc điều trị viêm gan.

- Thói quen xấu:  hút thuốc hoặc uống rượu, lười vận động.

- Những người mắc bệnh lý mạn tính: suy thận mạn, xơ gan, các bệnh khớp mạn tính.

-  Các yếu tố về chủng tộc.

  • Nhóm loãng xương thứ phát: Sau các bệnh lý ác tính, gút, thoái hóa cột sống; bệnh hệ thống: lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp...;

III/ Triệu chứng:

  • Giảm chiều cao cơ thể, còng lưng.
  • Đau mỏi các đầu xương: thường gặp nhất.
  • Đau tại cái vị trí xương chịu tải: hông; đầu gối, cột sống.
  • Cuối cùng là gãy xương sau 1 chấn thương nhẹ.
  •  

    IV/ Điều trị :

  •  

  • Không dùng thuốc: bổ sung tối đa vitamin Dcanci từ thực phẩm, nếu không đủ thì bổ sung bằng thuốc.
  • Tập các bài tập chịu tải và đối kháng: đi bộ, chạy bộ, nhảy… cải thiện khả năng thăng bằng và giảm nguy cơ ngã, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cột sống như: đeo đai, nẹp để chỉnh hình và gia tăng sức mạnh cột sống.
  • Tránh hút thuốc lá, rượu bia, cafe
  • Kiểm soát cân nặng: giữ chỉ số khối cơ thể dao động từ 21- 23.
  • Điều trị dùng thuốc: sử dụng các nhóm thuốc chống hủy xương, tăng tạo xương.
  • Điều trị ngoại khoa: tạo hình thân đốt sống, phẫu thuật cột sống.
  •  

    KHOA CXK-TN&LM